NHỮNG TIÊU CHUẨN CẦN BIẾT TRONG THIẾT KẾ NHÀ CAO TẦNG

tiêu chuẩn thiết kế nhà cao tầng

Nền kinh tế của đất nước ngày càng phát triển, dân cư tập trung về các khu đô thị cùng với quá trình đô thị hóa nhanh chóng khiến cho những kiến trúc nhà cao tầng hiện nay đã trở thành một phần tất yếu trong kiến trúc đô thị. Tuy nhiên, để xây dựng một tòa nhà cao tầng chất lượng và đảm bảo an toàn, tiện nghi, hiệu quả, các tiêu chuẩn thiết kế nhà cao tầng là điều cần thiết. 

Những tiêu chuẩn này bao gồm nhiều yếu tố, từ cấu trúc, vật liệu, đến hệ thống an toàn cháy nổ, điều hòa không khí, chiếu sáng và tiết kiệm năng lượng. Các tiêu chuẩn thiết kế nhà cao tầng này đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an toàn và tiện nghi cho cư dân, đồng thời giúp giảm thiểu ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường, giúp tối ưu hóa chi phí xây dựng tòa nhà. Chính vì vậy, khi xây dựng tòa nhà cao tầng, nhà đầu tư và kiến trúc sư cần phải tôn trọng và tuân thủ các tiêu chuẩn này để đảm bảo chất lượng và an toàn cho tòa nhà.

1. Tiêu chuẩn xây dựng

Tiêu chuẩn xây dựng là những yếu tố cần tuân thủ để thiết kế một tòa nhà cao tầng nhằm đáp ứng đầy đủ theo quy chuẩn thiết kế nhà ở, đảm bảo sự an toàn và tiện ích. Những quy chuẩn thiết kế nhà cao tầng được quy định rõ ràng trong các văn bản pháp luật được nhà nước ban hành, là tài liệu tham khảo bắt buộc phải tuân theo trước khi bắt đầu thiết kế một tòa nhà cao tầng như trong văn bản Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 4319:2012 về Nhà và công trình công cộng, Luật xây dựng năm 2014.  

1.1 Quy định chung

Đầu tiên, quy định chung khi thiết kế tòa nhà cao tầng yêu cầu đảm bảo sự bền vững, an toàn, mỹ quan đô thị, phù hợp với điều kiện tự nhiên và nhu cầu xã hội. Thiết kế những căn hộ trong kiến trúc nhà cao tầng cần đảm bảo an ninh, khả năng chống tiếng ồn, cảnh quan, vệ sinh cũng như là sự riêng tư, tiện nghi và an toàn khi cư trú. 

1.2 Kết cấu

Về kết cấu của tòa nhà cao tầng yêu cầu phải là kết cấu chịu lực, nên sử dụng bê tông cốt thép nguyên khối, đảm bảo sự ổn định, bền vững và có khả năng chống chịu trước tác động của gió, bão theo các quy chuẩn đã ban hành. Đồng thời kết cầu nhà ở cao tầng cũng yêu cầu tường bao che có khả năng chống thấm, chống ồn, cách nhiệt và an toàn với người sử dụng tòa nhà. Điều này dẫn đến việc lựa chọn và sử dụng các vật liệu xây dựng cần lưu ý chọn những vật liệu có độ bền cao, chống cháy, chống ăn mòn, chống thấm nước và thân thiện với sức khỏe.

1.3 Phù hợp quy hoạch tổng thể

Tiếp theo, đối với kiến trúc nhà cao tầng khi xây dựng cần phải chú ý tính chất quy hoạch tổng thể trong khu đô thị. Diện tích đất xây dựng phải phù hợp với quy hoạch, đáp ứng hệ thống hạ tầng kỹ thuật đồng bộ, đảm bảo an toàn và thuận tiện khi xảy ra sự cố và và đảm bảo vệ sinh môi trường. Từng khu vực đô thị sẽ có quy định về độ cao khống chế của tòa nhà cao tầng khác nhau, khi thiết kế cần chú ý về những tiêu chuẩn này để đáp ứng nhu cầu chung của khu vực. Quy định về khoảng cách giữa các kiến trúc khu đô thị cũng phải tuân thủ để đảm bảo thông gió, ánh sáng tự nhiên và đảm bảo sự an toàn khi xảy ra sự cố.

Thiết kế tòa nhà cao tầng phải đáp ứng đầy đủ các không gian chức năng bao gồm không gian giao tiếp như sảnh chính, sảnh tầng; không gian chức năng quản lý hành chính; dịch vụ công cộng như sữa chữa, bảo trì, ga-ra, nơi sinh hoạt cộng đồng; không gian ở; không gian chức năng đi lại như thang bộ, thang máy và không gian chức năng kỹ thuật bao gồm các buồng cho thiết bị điện, nước, tập kết rác thải, điện tử viễn thông. 

1.4 Tiêu chuẩn thiết kế từng căn hộ

Cuối cùng là về những tiêu chuẩn cho thiết kế từng căn hộ phải đầy đủ tiện nghi, an toàn, đáp ứng những nhu cầu cơ bản cho người sử dụng, đầy đủ các không gian như phòng ở, phòng ngủ, nhà bếp,… Những tiêu chuẩn hệ thống chiếu sáng và điều hòa không khí, hệ thống thoát nước và thông gió cần được đảm bảo để thiết kế một không gian sống thoải mái, tiện nghi, cụ thể:

  • Sử dụng hệ thống điều hòa không khí hiệu quả, đảm bảo cho không gian sống và làm việc trong tòa nhà được thoải mái và lành mạnh. 
  • Hệ thống chiếu sáng thông minh, dùng các thiết bị tiết kiệm điện và thân thiện với môi trường. 
  • Hệ cấp và thoát nước phải đảm bảo nhu cầu sinh hoạt, có nguồn dự trữ khi xảy ra sự cố mất nước. 

Ngoài ra, thiết kế tòa nhà cao tầng có thể sử dụng một số giải pháp để tiết kiệm năng lượng như hệ thống tản nhiệt, hệ thống tái sử dụng nước và các thiết bị tiết kiệm năng lượng.

quy chuẩn thiết kế nhà cao tầng
Những tiêu chuẩn về thiết kế kết cấu và nội thất căn hộ cần đảm bảo sự an toàn, tiện nghi, hiệu quả cho người sử dụng.

2. Tiêu chuẩn an toàn

Tiêu chuẩn an toàn là yếu tố quan trọng nhất trong quá trình thiết kế nhà cao tầng. Đảm bảo an toàn cho người dân sống trong tòa nhà là điều kiện thiết yếu nhất. Do đó, các tiêu chuẩn về khả năng chịu đựng của tòa nhà khi xảy ra động đất, cháy nổ, các thảm họa tự nhiên, phòng cháy chữa cháy, hệ thống thoát hiểm,… phải được đảm bảo theo quy định Luật phòng cháy và chữa cháy, và theo Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6160:1996 cho nhà ở cao tầng . 

Đảm bảo tòa nhà được trang bị đầy đủ hệ thống báo cháy, phòng cháy và chữa cháy, cửa thoát hiểm, hệ thống thoát nước và thiết bị bảo vệ chống sét. Các tiêu chuẩn này được thiết kế để đảm bảo rằng tòa nhà có thể chịu được những tác động từ các yếu tố bên ngoài và bảo vệ người dân sống trong tòa nhà.

3. Tiêu chuẩn thẩm mỹ

Ngoài yếu tố an toàn, tiêu chuẩn về thẩm mỹ cũng là yếu tố quan trọng trong quá trình thiết kế nhà ở cao tầng. Thiết kế của một tòa nhà cao tầng trong khu đô thị cần đáp ứng các yêu cầu về mỹ thuật và thẩm mỹ của cộng đồng. 

Nói cách khác, tòa nhà phải được thiết kế sao cho có thể tương tác và hài hòa với môi trường và những kiến trúc khu vực xung quanh và phù hợp với quy hoạch của khu đô thị, đồng thời vẫn có khả năng tạo điểm nhấn trong kiến trúc đô thị.

4. Tiêu chuẩn kỹ thuật

Tiêu chuẩn kỹ thuật là tiêu chuẩn về các phương pháp, kỹ thuật và công nghệ được sử dụng trong quá trình xây dựng nhà cao tầng. Chúng cũng bao gồm các yêu cầu về vật liệu và thiết bị sử dụng trong quá trình xây dựng. Đảm bảo rằng tòa nhà được thiết kế đúng cách với các tiêu chuẩn kỹ thuật sẽ giúp cho tòa nhà đạt được hiệu quả và độ bền cao nhất có thể.

5. Tiêu chuẩn khả năng vận hành

Tiêu chuẩn khả năng vận hành là yếu tố quan trọng tiếp theo trong quá trình thiết kế nhà cao tầng. Tòa nhà cần được thiết kế sao cho khả năng vận hành của nó được đảm bảo và hiệu quả lâu dài, bao gồm các hệ thống cơ điện, hệ thống điều hòa không khí, hệ thống thông gió, hệ thống nước sạch và nước thải,… Tất cả những hệ thống này đều cần được thiết kế sao cho có khả năng hoạt động hiệu quả và ổn định trong suốt thời gian dài.

6. Tiêu chuẩn bảo vệ môi trường

Tiêu chuẩn bảo vệ môi trường là một tiêu chuẩn quan trọng trong quá trình thiết kế nhà cao tầng. Tòa nhà cần được thiết kế sao cho có thể giảm thiểu tác động đến môi trường và bảo vệ các nguồn tài nguyên xung quanh. Để đạt được tiêu chuẩn này, các kỹ thuật xây dựng thân thiện với môi trường và các hệ thống tiết kiệm năng lượng và nước cũng cần được đưa vào quá trình thiết kế.

thiết kế nhà ở cao tầng
Nhà ở xanh, thân thiện với môi trường đang trở thành xu thế

Như vậy, tiêu chuẩn thiết kế nhà cao tầng là một yếu tố quan trọng trong quá trình xây dựng nhà cao tầng. Tất cả các tiêu chuẩn kể trên đều cần được xem xét và áp dụng đúng đắn để tạo ra một tòa nhà cao tầng đẹp, an toàn và tiện nghi.

Tham khảo thêm các tiêu chuẩn thiết kế nhà khác:


5/5 - (1 bình chọn)